• Menu
  • Skip to right header navigation
  • Skip to main content
  • Bỏ qua primary sidebar

Logo HoaiPhong.Com

Lưu giữ một đời đã sống, đã nghĩ, đã yêu, đã hạnh phúc – và cả những điều chưa kịp gọi tên.

  • Cải thiện bản thân
    • Học hiệu quả hơn
    • Ứng xử gia đình
    • Giao tiếp xã hội
  • Chiêm nghiệm
  • Sách Cộng+
    • Đặt mua sách
    • Trích dẫn, giải đáp Cộng+
  • Tìm kiếm
  • Cải thiện bản thân
    • Học hiệu quả hơn
    • Ứng xử gia đình
    • Giao tiếp xã hội
  • Chiêm nghiệm
  • Sách Cộng+
    • Đặt mua sách
    • Trích dẫn, giải đáp Cộng+
  • Tìm kiếm

Tiết kiệm, tích lũy và “chiếc áo vừa người” mang tên thời gian

Trang chủ / Cải thiện bản thân / Tiết kiệm, tích lũy và “chiếc áo vừa người” mang tên thời gian

Cập nhật gần nhất: 5:34 chiều 17/04/2025

Nội dung

  • 1 Tích lũy không phải là dự phòng
  • 2 Vì sao phải dùng thời gian để đo giá?
  • 3 Công thức tính thời gian đổi lấy mục tiêu
  • 4 Quy tắc vàng về thời gian tích lũy
  • 5 Hãy nhìn thời gian như một tài khoản ngân hàng
  • 6 Đầu tư – Đo lường bằng năm làm việc, không phải tiền
  • 7 Về những mệt mỏi giữa hai cấp bậc sống
  • 8 Nguyên tắc cốt lõi

Ông bà ta có câu: “Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện.” Nhưng để “ăn dè hà tiện” một cách khôn ngoan thì không chỉ là gom góp từng đồng bạc lẻ. Mà là phải hiểu rõ bản chất của tiết kiệm, biết cách tích lũy và sử dụng tài nguyên quý giá nhất: thời gian.

Tích lũy không phải là dự phòng

Trong bài này, tôi không nói về quỹ dự phòng – khoản tiền để đối phó rủi ro, bệnh tật, thất nghiệp. Tôi nói về tích lũy có mục tiêu – tức tiết kiệm để hướng đến một mục đích cụ thể như mua nhà, mua xe, đầu tư kinh doanh, học tập hay du lịch.

Tất cả những mục tiêu này đều cần một con số tiền A, và một khoảng thời gian B để tích lũy đủ tiền đó. Vì cuộc đời có giới hạn, nên thời gian (B) chính là đơn vị đo quan trọng nhất để quyết định liệu chi phí bạn bỏ ra có hợp lý hay không.

Vì sao phải dùng thời gian để đo giá?

Bởi tiền mỗi người mỗi khác, nhưng thời gian thì ai cũng có 24 giờ một ngày, 12 tháng một năm, vài chục năm thanh xuân. Thay vì hỏi “chiếc điện thoại này bao nhiêu tiền?”, hãy hỏi: “Tôi phải làm bao nhiêu tháng mới mua được nó?”

Ví dụ:

  • Người A thu nhập 6 triệu/tháng → mua điện thoại 9 triệu = 1.5 tháng tích lũy.
  • Người B thu nhập 15 triệu/tháng → mua điện thoại 22 triệu = cũng 1.5 tháng tích lũy.

Cả hai đều chi cùng một lượng thời gian cho chiếc điện thoại, dù số tiền khác nhau. Đó là cách đo “giá” phù hợp với từng người, không bị lạc lối trong ảo giác giá trị.

Công thức tính thời gian đổi lấy mục tiêu

Muốn tính ra “thời gian” cần thiết để đạt được thứ bạn muốn:

T = P / M

Trong đó:

  • T: thời gian cần tích lũy (tháng)
  • P: giá trị của thứ bạn muốn mua
  • M: khoản tiền bạn có thể tích lũy mỗi tháng

Ví dụ: bạn muốn mua xe 600 triệu, mỗi tháng để dành được 15 triệu → bạn cần 40 tháng (hơn 3 năm) chỉ để mua xe, chưa kể chi phí khác.

Quy tắc vàng về thời gian tích lũy

Để không biến tích lũy thành “nô lệ của mục tiêu”, hãy tuân thủ các mốc thời gian sau:

  • Điện thoại: không quá 2 tháng
  • Quần áo, giày dép, túi xách: không quá 1 tháng
  • Xe ô tô: không quá 36 tháng
  • Nhà ở: không quá 18 năm
  • Đầu tư mạo hiểm: không quá 3 năm
  • Đầu tư sản xuất – kinh doanh: không quá 12 năm
  • Khoá học, cơ hội thay đổi lớn: không quá 1.5 năm

Vi phạm các giới hạn trên là bạn đang mua bằng quá nhiều thời gian cuộc đời, và cái giá đó không còn hợp lý nữa.

Hãy nhìn thời gian như một tài khoản ngân hàng

Một căn nhà 4 tỷ đồng – nếu bạn chỉ tiết kiệm được 15 triệu/tháng, bạn sẽ mất gần 22 năm để sở hữu.
22 năm từ tuổi 27 là 49 tuổi. Và nếu còn phải tiêu thêm cho các mục tiêu khác, rất có thể bạn sẽ hoàn thành giấc mơ an cư khi đã bước vào tuổi 60, lúc mà bạn sắp phải chuyển đến một “căn nhà khác”, nằm sâu dưới lòng đất lạnh lẽo.

Câu hỏi đặt ra: Có đáng không?

Nếu bạn vẫn muốn căn nhà 4 tỷ, hãy tăng tích lũy lên 22 triệu/tháng để rút ngắn thời gian còn 15 năm. Muốn xe 5 tỷ? Cần ít nhất 140 triệu tích lũy mỗi tháng. Không tăng được thu nhập, thì đừng cố mặc chiếc áo quá rộng – hãy chọn chiếc áo vừa với mình.

Đầu tư – Đo lường bằng năm làm việc, không phải tiền

Khi đầu tư mạo hiểm, đừng hỏi “mất bao nhiêu tiền?” mà hãy hỏi: “Tôi mất bao nhiêu năm đi làm nếu thất bại?”

Nếu bạn gom góp 100 triệu trong 6 tháng mà mất trắng, bạn mất nửa năm cuộc đời. Nhưng nếu bạn dành 3 năm mới tích được 100 triệu rồi mất, bạn đã “lỗ” nặng hơn rất nhiều.

Hãy đầu tư, nhưng đừng để nó lấy đi quá nhiều thời gian sống.

Về những mệt mỏi giữa hai cấp bậc sống

Cuộc sống mệt mỏi không hẳn vì nghèo. Nó đến từ sự lưng chừng.

Khi bạn có thu nhập vừa đủ mua căn nhà 4 tỷ, bạn thấy ổn. Nhưng khi bạn vừa “chạm chạm” tới khả năng mua nhà 7 tỷ mà chưa đủ, bạn bắt đầu cảm thấy thiếu, thèm, khát. Tâm trí bị thôi thúc, không còn hài lòng với thứ mình có.

Giữa hai cấp bậc sống, nếu bạn chưa sẵn sàng để nhảy lên bậc cao hơn, hãy bình thản ở lại bậc cũ. Khi bạn đủ lực, đủ tài chính, đủ trải nghiệm, bước nhảy đó sẽ nhẹ nhàng và hạnh phúc.

Bất cứ thứ gì khiến bạn mệt mỏi, là chưa tới lúc dành cho bạn – Hoài Phong

Nguyên tắc cốt lõi

  • Mục tiêu nhỏ → đạt được bằng cách giảm chi, tiết kiệm hợp lý
  • Mục tiêu lớn → chỉ có thể đạt được bằng cách tăng thu nhập

Đừng sống để tích lũy cả đời rồi cuối cùng chẳng còn thời gian để sống. Hãy để tiền phục vụ thời gian sống – chứ không phải ngược lại.

Hoài Phong

Chuyên mục: Cải thiện bản thân, Chiêm nghiệm cuộc đời Chủ đề: Sách Cộng+

Bài viết sau Chữ Hiếu và Chữ An – Làm con sao cho đúng nghĩa? Học làm con hiếu thảo cho đúng cách»

Reader Interactions

Để lại một bình luận Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Sidebar chính

Góc nhìn cuộc đời

  • Trích dẫn và giải đáp Cộng+
  • Sức khỏe – Thứ bạn chỉ khao khát khi sắp mất đi
  • Chữ Hiếu và Chữ An – Làm con sao cho đúng nghĩa?
  • “Học” như thế nào? Tiếp nhận thông tin dễ hơn
  • Học đúng cách P2 – Xử lý thông tin
  • Yêu chính mình – Kỹ năng quan trọng nhất mà nhiều người lại bỏ quên
  • Áp đặt và định kiến
  • Yêu vợ đúng cách – Đừng dại mà chiều vợ
  • Công nhận năng lực của người khác là tạo cơ hội cho chính mình
  • Tại sao chúng ta cần có niềm tin tâm linh?
  • Cúng – Duy tâm nhưng cần khoa học
  • Giới hạn của cảm xúc & hạnh phúc
  • Có 4 thứ trên đời không thể đi lùi
  • Đối diện với những nỗi buồn đau cuộc đời
  • Sống là chính mình – Một giấc mơ vừa gần, vừa xa
  • Tàn nhẫn để đi tiếp – Câu chuyện từ chính tôi
  • Những giọt cuộc đời
  • Bình an và những ngã rẽ cuộc đời
  • Những người bạn thân…
  • Thời vận – Cánh diều cuộc đời và cách nó vận hành

Quản trị tài chính

  • 3 nguyên tắc vàng khi cho người khác vay tiền
  • Làm vua giữa thời hiện đại như thế nào?
  • Phương pháp vượt qua, giải quyết nợ nần hiệu quả, thực tế nhất
  • Quản lý vốn: Nền tảng sống còn trong tài chính cá nhân
  • Quy trình & quy mô, then chốt của mọi cách làm ăn
  • Tiết kiệm, tích lũy và “chiếc áo vừa người” mang tên thời gian

Chọn chủ để theo tag

Sách Cộng+ (18) Tư duy phản biện (1) Vượt qua khó khăn (2) Ứng xử gia đình (3)

Bài đăng mới nhất

  • Cuộc chiến ngầm giữa kẻ ích kỷ và người vì cộng đồng: Bạn đang đứng ở đâu? 01/12/2024
  • Game AOE, Nhật Bản và câu chuyện nền tảng phát triển con người 20/02/2024
  • Khi bất công trở thành chất xúc tác hình thành tính cách và số phận 20/02/2024
  • Di sản để lại trong cuộc đời – Câu chuyện của Tào Phi, Tào Thực và mỗi chúng ta 20/02/2024
  • Hành vi – Thái độ – và Thứ thật sự điều khiển con người 20/02/2024
  • Suy thoái rồi diệt vong của loài người rồi sẽ đến? 20/02/2024
  • Đúng – Sai – Số phận và hành trình tìm về sự bình an 19/07/2021
  • Thời vận – Cánh diều cuộc đời và cách nó vận hành 08/07/2021
  • Đối diện với những nỗi buồn đau cuộc đời 12/06/2021
  • Thông báo về các giao hàng & cập nhật đơn hàng lỗi 08/06/2021
  • Những người bạn thân… 27/01/2021
  • Khối hộp chữ nhật & khối lập phương -Toán lớp 1 26/12/2020
  • Có 4 thứ trên đời không thể đi lùi 21/12/2020
  • Thông báo & cập nhật mới 10/12/2020
  • Sống là chính mình – Một giấc mơ vừa gần, vừa xa 06/12/2020
  • Tôi sẽ giết vợ mình, tôi nhất định sẽ bỏ vợ – Câu chuyện tâm lý 06/12/2020
  • Phương pháp bỏ cờ bạc, cách bỏ cờ bạc cho bạn và người thân 05/12/2020
  • 3 nguyên tắc vàng khi cho người khác vay tiền 28/11/2020
  • Tiện nghi hay xiềng xích trói buộc? 01/11/2020
  • Cảnh báo về hóa chất Dihydro monoxit 27/10/2020

© 2020 · HoaiPhong.com | Pháp lý & bảo mật | Giới thiệu | Liên hệ | Nhà tài trợ sách Cộng+

X

⏳ Đọc 2 giờ – đỡ mất 2 năm sai lầm.
👉 Xem trọn bộ 170 chủ đề thực chiến nhất trong sách | Link đọc thử