Vay và mượn là một phần tất yếu trong quá trình sinh hoạt đời sống. Sự uyển chuyển về tài chính giúp chúng ta đi qua nhiều giai đoạn khó khăn một cách dễ nhất. Nhưng cả vay và mượn đều không dễ, tôi chia sẻ và nguyên tắc trong câu chuyện rất dễ rạn nứt tình cảm này.
Xác định số tiền có thể mất cho mỗi người
Cũng như ngân hàng, khi cho vay bạn cũng phải thẩm định rồi mới duyệt. Luôn xác định hạn mức cho vay với từng người. Hạn mức cho vay này được quyết định bởi 3 yếu tố:
- Vị thế của người vay trong bạn (mức độ quan hệ, uy tín cá nhân)
- Tỉ lệ số tiền vay trên mức thu nhập trung bình xã hội
- Thu nhập hiện tại và dự phòng tài chính của bạn.
Các tiêu chí này có điểm càng cao thì số tiền cho vay càng có thể lớn. Chúng ta thường gặp những câu chuyện cho vay mất bạn hay anh em, nhưng đó là khi bạn không xác định đúng hạn mức cho vay. Đó có thể là lỗi cho người có vị thế kém vay số tiền nhiều, đó có thể là cho một người vay số tiền quá chênh lệch với thu nhập của bạn. Chúng ta cho vay “tín chấp”, tức dựa theo niềm tin. Hãy xác định số tiền bạn cho vay có thể mất ngay khi cho vay, bạn sẽ có được con số, quyết định hợp lý.
Bạn có thể “mất” cho người A, người B bao nhiêu, đó chính là suy nghĩ đầu tiên phải có khi cho vay. Chọn lấy một con số cho từng cá nhân, rủi ro là có nhưng cần thiết.
Nhiều người thường ít nhận ra cái sai của họ khi quản lý tiền vay, trong mọi hậu quả thì lỗi do bản thân chủ quan đều chiếm lớn hơn 60%. Một ví dụ để bạn hiểu sâu hơn:
Một công nhân, lương mỗi tháng được 9 triệu, tích lũy và cho bạn vay 200 triệu. Bạn bùng tiền, người này cay đắng vô cùng. Cái sai ở đây là con số hạn mức, nó sai ngay khi bắt đầu cho vay. Giả sử tình huống khác là người bạn vay nợ kia đột ngột gặp tai nạn rồi mất đi chứ không hề có ý định lừa đảo. Lúc này hậu quả với người công nhân kia là như nhau, đều mất 200 triệu. Ví dụ này vi phạm quy tắc thứ 3, cho vay quá lệch với thu nhập hàng tháng, dự phòng cá nhân.
Nói về vị thế khi cho vay, giả sử như anh em ruột, con số sẽ được tăng rất nhanh, dù các nguy cơ nào có thể xảy ra cũng phải có một hạn mức tốt. Mỗi đồng tiền đều là “máu”, sử dụng nó cũng như dùng máu vậy. Có thể là cho tặng, hiến nếu cần, nhưng cũng phải quản lý vô cùng chặt và chắt chiu.
Hãy xác định thật tốt hạn mức cho vay bạn nhé, có người thậm chí phải đặt hạn mức 0, nhưng có những người bạn có thể giúp bằng phấn lớn tài sản của mình.
Tại sao tôi lưu ý về hạn mức vay với mức thu nhập trung bình xã hội nữa, đừng quên rằng vị thế của bạn có thể thay đổi. Cân đối với mức thu nhập trung bình nó sẽ cho tỉ lệ khả năng trả nợ. Hôm nay bạn kiếm được 400 triệu mỗi tháng, cho vay đi 1 tỷ không hề nhiều. Nhưng nếu khó khăn xảy ra, sẽ là khá mệt để thu hồi nợ. Và lúc này, con số này lại có thể rất lớn so với thu nhập của bạn hiện tại. Ngoại trừ ruột thịt và tri kỷ, không ai được vi phạm quy tắc hạn mức này.
Nguyên tắc cho vay thứ 2 là: “Lần đầu tiên”
Ngoại trừ đối tượng quá xấu, có hạn mức cho vay bằng 0, thì ai cũng nên có một cơ hội gọi là “lần đầu tiên”. Nếu đó là bạn bè đủ gần, chưa cần thân & họ hàng gần. Nguyên tắc lần đầu được xây dựng như sau: “Trước khi một người thất hứa với bạn, họ được đối xử công bằng dù có tai tiếng ngoài xã hội”.
Giả sử một người có tiếng cờ bạc, là họ hàng gần với bạn vay tiền bạn, bạn xét các tiêu chí như sau:
Họ đã từng thất hứa với bạn chưa? Nếu chưa họ sẽ được duyệt 1 khoản vay.
Hạn mức của khoản vay do vị thế của họ quyết định. Nếu họ cờ bạc chơi bời thì hạ thấp, nếu họ làm ăn đàng hoàng thì tăng cao một chút.
Nhiều người thường quá kỹ khi xem khả năng trả nợ hay những khuyết điểm của người kia để từ chối khoản vay, dù là người ta vay về cho việc chính đáng. Hãy nhớ kỹ, chưa vi phạm lần đầu thì sẽ luôn được duyệt, dù bất kể họ ra sao. Chỉ có cân nhắc về số tiền cho hợp lý mà thôi.
Không ai có thể trách bạn, khi bạn đã hành xử như vậy, và bạn cũng không cần áy náy. Đừng bao giờ từ chối ai đó (thân quen) ngay ở lần đầu khi bạn có thể. Nếu họ đã vi phạm, bạn có thể đàng hoàng mà từ chối. Không cho vay lần thứ 2 khi họ đã vi phạm lần 1, hãy giữ vững nguyên tắc.
Điều chỉnh hạn mức cho vay
Đây là một quyền cơ bản của bạn. Giả sử một người quen đề nghị bạn vay 50 triệu, 100 triệu. Bạn thấy rõ ràng số tiền đó hơi nhiều so với mối quan hệ, hãy đưa ra đề nghị:
– Em chỉ có thể cho vay 20 triệu, anh có lấy thì em chuyển.
Không từ chối hẳn, và càng tuyệt đối không cho vay cả theo số người kia yêu cầu, mà đưa ra một hạn mức phù hợp nhất theo 2 điều kiện trên. Nếu không thể đi tới thống nhất, bạn cũng dễ dàng từ chối hơn.
Lời kết: Tiền thì ai cũng quý, thậm chí cả từ máu và nước mắt. Nhưng hãy cho vay tiền khi có thể, bởi giúp người cũng là giúp mình, dự phòng cho mình sau này. Và đừng quên cả lý trí khi áp dụng các nguyên tắc trên tránh mất cả tiền lẫn bạn nhé.
Trích dẫn từ Cộng+
Hoài Phong
maixuanthuonggt
Chào Hoài Phong!
Admin
Có anh nhé, Em đã xác nhận 1 đơn hàng cho a thủ công. A CK theo cú pháp thì nó tự động thôi.
Hồng Anh
Bao giờ có thêm sách ạ.em muốn mua mà không còn.
Admin
Dạ sách bản cứng vẫn đang bán ạ.