Từ xa xưa các cụ đã có câu: Nhất cận thị, nhị cận giang để nói về vị trí đắc địa của BĐS. Nhìn tới các TP lớn trên thế giới dễ dàng thấy rất nhiều khu nhà đắt giá nhất là những đô thị ven sông. Và chúng ta cũng thấy báo đài nhắc tới TP ven sông Hồng với những viễn cảnh thơ mộng. Bài viết này sẽ bàn về tính khả thi của một thành phố ven sông Hồng.
Vấn đề đầu tiên là việc xây dựng những đô thị ven sông là lý tưởng cả về mặt cảnh quan, cơ hội phát triển. New York thì có sông Hudson; Paris lại có sông Seine; Melbourn với sông Yarra; London thì có sông Thames; Seoul thì có sông Hán; Ngay Đà Nẵng của Vn cũng xây dựng PT 2 bên dòng sông Hàn, Ven sông SG cũng bắt đầu phát triển rất mạnh mà gần đây là công trình biểu tượng mới LM81.

Việc HN nhìn vào các hình mẫu đô thị khác và một mong ước xây dựng TP 2 bên bờ sông là hợp lý. Nhưng thật khó khăn, Hà Nội có con sông Hồng lại không hề dễ dàng như vậy. Sông Hồng thực sự là một con sông “dữ” với lưu lượng tối thiếu 700m3/s, trung bình 2600m3/s, có thể lên tới 20 – 30.000m3/s. Tốc độ rất khủng khiếp so với sự lững lờ của sông Hàn Đà Nẵng, hay sông Hương ở Huế (223m3/s), sông Sài Gòn (54m3/s), Sông Thames (65m3/s) v.v. Với địa hình dốc, khi chảy về HN lại hợp thêm với sông Đà và Sông Lô nên lượng nước dồn về càng lớn.
Với sự có mặt của đập thủy điện Hòa Bình và Sơn La, đã từ rất lâu chúng ta không còn thấy nước ngập mặt đê ở cả sông Hồng, sông Đuống ở Hà Nội. Chúng ta cũng quên đi những cơn lũ về rất lớn. Nhưng thực sự vẫn phải đánh giá rằng việc xây dựng TP hai bên bờ sông ở HN gặp phải những vấn đề sau:
- Chi phí rất lớn, do đặc thù con sông dữ.
- Rào cản về an toàn.
- Những rủi ro khi thay đổi dòng chảy hoặc địa hình, bởi tốc độ chảy rất cao, lại bên lở bên bồi.
Với những lý do đó, dự án này sẽ còn phải dừng lại ở ý tưởng rất rất lâu. Nếu Hà Nội thực sự mong muốn làm một TP ven sông, có lẽ chúng ta phải đào một con sông nhân tạo. Và điều đó cũng chỉ xảy ra khi những người đứng đầu thực sự đột phá về tư duy phát triển + kiến trúc. Khi xưa lúc chưa phát triển và chưa lấp 1 phần sông Tô Lịch, đây là con sông khá lý tưởng. Tất nhiên giờ đây nó hơi bé so với xã hội hiện tại.
Lưu ý rằng các khu vực phía ngoài đê sông vẫn có thể phát triển với sự có mặt ngày một nhiều của những cây cầu, chỉ có điều thành phố ven sông mộng mơ gần như sẽ khó thành hiện thực trong 40 50 năm tới.
Nhận định chuẩn. Nhưng cái này nó có yếu tố lịch sử, nếu thuận lợi thì chắc hẳn nó đã phát triển từ lâu lắm rồi, chính bởi vậy mà sông miền bắc luôn có hệ thống đê điều, mà bần cùng bất đắc dĩ người ta mới ra ngoài đê để ở ” đánh đề ra đê mà ở”